Kinh tế Quần_đảo_Virgin_thuộc_Anh

Road Town.

Quần đảo Virgin thuộc Anh là một trung tâm tài chính ngoài khơi,[13] trở thành một trong các nền kinh tế thịnh vượng hơn tại khu vực Caribe. Mặc dù thường bị chỉ trích về bất bình đẳng thu nhập, song không có nỗ lực nghiêm túc nào được thực hiện để tính một chỉ số Gini hoặc chỉ số tương tự. Một tường thuật từ năm 2000 cho thấy rằng bất bình đẳng thu nhập tại Quần đảo Virgin thuộc Anh trên thực tế là thấp hơn so với các quốc gia khác trong Tổ chức OECS,[14]

Du lịch chiếm khoảng 45% thu nhập quốc dân do Quần đảo là điểm đến phổ biển của các công dân Hoa Kỳ. Năm 2006, tổng cộng có 825.603 người đến thăm các hòn đảo (trong đó 443.987 là các hành khách trên tàu du lịch). Du khách thường lui tới nhiều bãi biển cát trắng trên Quần đảo, thăm The Baths tại Virgin Gorda, ngắm các rạn san hô gần Anegada, hoặc trải nghiệm tại các bar nổi tiếng tại Jost Van Dyke. Quần đảo Virgin thuộc Anh là một trong các địa điểm thuyền buồm lớn nhất thế giới, và thuê thuyền buồm là cách thức rất phổ biến để đến thăm các đảo ít được tiếp cận. Từ năm 1972, vào mỗi năm Quần đảo Virgin thuộc Anh tại tổ chức Spring Regatta, là một tập hợp các cuộc đua thuyền kéo dài bảy ngày trên khắp lãnh thổ. Một lượng đáng kể du khách đến trên những tàu du lịch, song doanh thu trung bình trên người từ họ thấp hơn nhiều so với các du khách thuê thuyền buồm và du khách thuê phòng khách sạn. Tuy vậy, họ vẫn quan trọng đáng kể đối với cộng đồng lái xe taxi, và chỉ cư dân của lãnh thổ mới được phép làm nghề này.

Dịch vụ tài chính đóng góp hơn một nửa thu nhập của Lãnh thổ, phần lớn thu nhập này đến từ cấp phép cho các công ty ngoài khơi và dịch vụ liên quan. Quần đảo Virgin thuộc Anh là một đối thủ quan trọng trên toàn cầu trong ngành dịch vụ tài chính ngoài khơi. Năm 2000, KPMG báo cáo với chính phủ Anh rằng trên 45% các công ty ngoài khơi trên thế giới được thành lập tại Quần đảo Virgin thuộc Anh.[15] Kể từ năm 2001, dịch vụ tài chính tại Quần đảo Virgin thuộc Anh do Uỷ ban Dịch vụ Tài chính quản lý, đây là một thể chế độc lập.

Do Quần đảo Virgin thuộc Anh thường bị gọi là một "thiên đường thuế" trong tường thuật của các nhà vận động và tổ chức NGO,[16] và có tên trong pháp luật chống thiên đường thuế tại các quốc gia khác trong những dịp khác nhau. Các chính phủ kế tiếp tại Quần đảo Virgin thuộc Anh đã chiến đấu chống lại danh hiệu thiên đường thuế, và thực hiện các cam kết khác nhau để trao đổi về thuế và ghi lại thông tin lợi nhuận của các công ty sau Hội nghị G8 năm 2013.

Nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của Quần đảo, nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gồm quả, rau, mía, gia súc và gia cầm, và công nghiệp gồm cất rượu rum, xây dựng và đóng tàu.

Quần đảo Virgin thuộc Anh phụ thuộc nhiều vào lao động di cư, và trên 50% tổng số lao động tại lãnh thổ có nguồn gốc ngoại quốc. Chỉ có 37% tổng dân số được sinh tại Lãnh thổ.[1] Lực lượng lao động tại Lãnh thổ được ước tính là 12.770, trong đó khoảng 59,4% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và dưới 0,6% làm việc trong nông nghiệp.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Virgin_thuộc_Anh http://gocaribbean.about.com/od/healthandsafety/a/... http://bvibeacon.com/2/index.php?option=com_conten... http://bvinews.com/bvi/crimes-down-by-14-premier/ http://www.frommers.com/destinations/caribbean/021... http://www.ibtimes.com/how-safe-caribbean-island-i... http://www.intellicast.com/Local/History.aspx?loca... http://dexterpenn.smugmug.com/gallery/4068409 http://www.timesherald.com/articles/2009/05/09/bus... http://ec.europa.eu/europeaid/where/octs_and_green... http://www.caricomstats.org/Files/Publications/NCR...